14:09 - 06/05/2022
Các linh kiện liên kết như bu lông, ốc vít là một phần quan trọng không thể thiếu trong ngành chế tạo. Cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp và ngành xây dựng, năng lực sản xuất ốc vít, bu lông của các doanh nghiệp Việt Nam cũng được nâng cao. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu ngành ốc vít và bu lông ở Việt Nam.
rnrnrnrn
rnrnrnrn
rnrn
rnrnỐc vít, bu lông sử dụng trong xây dựng và nội thất với kích thước từ trung bình đến lớn có thể mua được từ các nhà cung cấp trong nước như Nam Phát Group, Tân Anh Thế, Tín Thành, Hải Phương,...
rnrnrnrn
rnrn
rnrnỐc vít, bu lông sử dụng trong công nghiệp thì lại khác. Hầu hết các công ty cung cấp ốc vít cho các nhà máy ô tô và xe máy là các doanh nghiệp FDI như Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc. Tuy nhiên gần đây cũng có các doanh nghiệp địa phương tham gia với tư cách là nhà cung ứng cấp 1. Mặt khác, ốc vít dùng cho điện thoại thông minh rất nhỏ nên chỉ có một số công ty trong nước có thể sản xuất.
rnrn
rnrn
rnrnVài năm trước, Samsung, một trong những công ty sản xuất hàng điện tử đứng đầu thế giới từng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhà cung ứng linh kiện tại Việt Nam. Vào thời điểm đó, nhiều doanh nghiệp địa phương hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ không thể sản xuất các bộ phận dù rất đơn giản để đáp ứng các điều kiện khắt khe của Samsung, và thực tế đó đã gây ra rất nhiều tranh cãi. Kể từ đó, với sự hỗ trợ của Chính phủ và nỗ lực của chính các công ty, ngành công nghiệp hỗ trợ đã đạt có những bước phát triển nhất định. Tuy nhiên, hiện nay, các doanh nghiệp có thể cung cấp sản phẩm ốc vít sử dụng trong điện thoại di động chủ yếu vẫn là các công ty FDI theo chân các nhà sản xuất điện thoại di động vào Việt Nam.
rnrn Lý do cho điều này nằm ở vấn đề về lợi nhuận. Ốc vít càng nhỏ, tỷ lệ sai sót càng cao và yêu cầu về đảm bảo chất lượng (QA) càng chặt chẽ hơn. Vì vậy, việc đưa thiết bị kiểm định vào sử dụng là cần thiết. Tuy nhiên, thực tế giá bán một chiếc vít chỉ vài chục đồng nên việc đầu tư một mình sẽ không mang lại lợi nhuận cho công ty.
rnrn Thị trường ốc vít của Việt Nam không lớn nên chủng loại sản xuất trong nước còn hạn chế. Các vật liệu được sử dụng phổ biến nhất là sắt (SWCH10A~22A, v.v.), thép không gỉ, đồng, v.v., và quá trình xử lý thứ cấp là xử lý nhiệt và mạ (kẽm, niken, crom, đồng, v.v.). Việc thuê gia công ngoài không phổ biến, các công ty thường tiến hành sản xuất đồng bộ từ gia công đến xử lý nhiệt và xử lý bề mặt. Doanh nghiệp FDI thường là các doanh nghiệp chuyên về ốc vít, trong khi đó, việc sản xuất ốc vít thường chỉ là một trong các lĩnh vực kinh doanh của các công ty trong nước. Ngoài ra, các doanh nghiệp FDI sẽ nhận cả những đơn hàng số lượng ít, trong khi các công ty trong nước chủ yếu nhận những đơn hàng số lượng lớn, độ chính xác thấp.
rnrn Do nguồn cung ốc vít trong nước không đủ, ngay cả những loại có thể sản xuất trong nước cũng cần phải nhập khẩu từ Nhật Bản và Trung Quốc. Lượng nhập khẩu tăng dần qua các năm, và giá trị nhập khẩu của vít sắt, bu lông, đai ốc, v.v. (Mã HS: 7318) là 260 triệu đô la vào năm 2010, nhưng hiện đã tăng hơn gấp đôi lên 580 triệu đô la.
rnrn
rnrnĐọc bản đầy đủ bằng tiếng Nhật tại link sau:Tạp chí Emidas số tháng 01/2021 https://issuu.com/ncnetworkvn/docs/vn_emidas_013
rnrn
06/05/2022
Tin chuyên ngành06/05/2022
Tin chuyên ngành