14:08 - 06/05/2022
Khi nhận định về những cơ hội và khó khăn mà doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đang gặp phải, Ms. Bình thẳng thắn: “Doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội kinh doanh chưa từng có.”
Dịch Covid-19 đã làm thay đổi toàn diện chuỗi cung ứng trên thế giới, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung,… đã đẩy nhanh quá trình tìm kiếm cứ điểm sản xuất mới của các hãng lớn. Trong đó, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn nhận được nhiều sự quan tâm. Vì vậy năm 2020 tưởng chừng như là một năm kinh tế khó khăn nhưng thực tế lại có nhiều công ty tăng trưởng sản xuất, mở rộng nhà máy và đầu tư thêm thiết bị.
Đồng thời, Chính phủ cũng đang hết sức nỗ lực mở rộng và tạo ra thị trường mới khi ký kết rất nhiều hiệp định FTA. Chính phủ cũng đang thực hiện cam kết tốt với tâm thế lắng nghe, cầu thị nhất từ trước đến nay, vì vậy Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ như dự thảo ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho dự án công nghiệp hỗ trợ thành lập trước năm 2015 (áp dụng cho cả doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước). Mặc dù hiệu quả của các chính sách vẫn cần nhiều thời gian để đánh giá nhưng đây là những tín hiệu đáng mừng có thể kỳ vọng hỗ trợ cho sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.
Mặt khác, doanh nghiệp cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong thế giới ngày một phẳng hơn. Sự cạnh tranh đó không chỉ đến từ các doanh nghiệp FDI tại địa phương, mà còn chịu áp lực rất lớn khi phải cạnh tranh về giá, công nghệ với các nước khác trong khu vực. So với các nước đã phát triển công nghiệp hỗ trợ nhiều năm, công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam còn kém phát triển và có ít chuyên gia có kinh nghiệm. Ngoài ra cũng có nhiều vấn đề như chi phí lao động tăng cao, lao động Việt Nam tuy được cho là cần cù và thông minh nhưng lại có năng suất lao động thấp nhất ở khu vực Đông Nam Á, việc đào tạo tại trường học không khớp với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, không thể chủ động được nguồn cung nguyên vật liệu trong nước… Vì vậy, đối với các công ty Việt Nam, việc giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, phát triển nguồn nhân lực...là những vấn đề cần quan tâm.
Bên cạnh đó, lãi suất cho vay của ngân hàng tại Việt Nam cũng thuộc hàng cao nhất thế giới, khiến cho doanh nghiệp Việt Nam rất khó khăn trong việc tiếp cận vốn. Câu chuyện về “hỗ trợ vốn” hay “mặt bằng sản xuất (nhà máy)” trở thành chủ đề nóng tại các diễn đàn giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước.
Một trong những hạn chế của doanh nghiệp Việt Nam là thiếu tính liên kết. Rất nhiều hiệp hội ngành nghề được lập ra nhưng hoạt động chưa thực sự hiệu quả khi tâm lý của các chủ doanh nghiệp vẫn còn dè chừng, cạnh tranh đơn hàng chứ chưa phải là đồng hành cùng phát triển. Sự thiếu liên kết hợp tác đó dẫn đến việc khó chia sẻ các đơn hàng với nhau giữa các công ty trong cùng một hiệp hội, hay không cùng nhau tạo ra được một cụm linh kiện hoàn chỉnh Made in Vietnam.
Ms. Bình chia sẻ: “Điều kiện lý tưởng nhất các thành viên trong cùng Hiệp hội có sự đoàn kết rất cao, sẵn sàng chia sẻ, hỗ trợ nhau để cùng đối ứng với yêu cầu của khách hàng.”
Đọc bản đầy đủ của bài viết bằng tiếng Nhật tại link sau: Tạp chí Emidas số tháng 5/2021
https://issuu.com/ncnetworkvn/docs/emidas17_low
06/05/2022
Tin chuyên ngành06/05/2022
Tin chuyên ngành