Banner Module

Ngành dập Việt Nam - Phát triển nguồn nhân lực ngành dập

14:10 - 06/05/2022

Trong lĩnh vực gia công dập, việc duy trì nhân sự như những người có kinh nghiệm bảo trì khuôn, người thiết kế, kỹ thuật viên vận hành liên quan đến chế tạo khuôn đang trở nên khó khăn. Tại Việt Nam, hiện có các trường học về thiết kế/chế tạo khuôn dập, nhưng có thể thực sự làm việc sau khi tốt nghiệp được không vẫn là một câu hỏi lớn. Vì việc thiết kế/chế tạo khuôn dập, đặc biệt khuôn dập liên hoàn, có mức độ khó cao, việc đào tạo nhân sự một cách kỹ càng sau khi tuyển dụng là vô cùng quan trọng.
Có doanh nghiệp lớn tại Việt Nam nhập khẩu khuôn từ Nhật Bản, Châu  u, Mỹ, …, sau đó cho kỹ sư trong công ty học tập và phân tích từ đó hoặc cử đi đào tạo tại nước ngoài. Tuy nhiên, do chi phí cao nên không có nhiều doanh nghiệp có thể làm được như vậy.
Những doanh nghiệp lớn như vậy sẽ đề xuất những khoản thù lao cao, dần dần chiêu mộ những kỹ sư thiết kế/chế tạo khuôn mẫu dập là trưởng nhóm hay thành viên cốt cán tại các doanh nghiệp dập lâu đời. Kéo theo đó, kỹ thuật làm khuôn mẫu tại các doanh nghiệp lâu đời ấy sẽ được truyền ra ngoài. Nếu doanh nghiệp tập trung vào đào tạo, nâng cao kỹ năng để ngăn chặn dòng chảy nguồn nhân lực, lại xảy ra một vấn đề khác là những nhân sự đó sẽ tự thành lập công ty…
Doanh nghiệp Nhật Bản thường muốn những nhân sự được đào tạo sẽ làm việc lâu dài, song, chúng ta cần phải chấp nhận một thực tế rằng nguồn nhân lực sẽ luôn quay vòng, các nhân sự có kinh nghiệm làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu từ nước ngoài thường tự thành lập công ty hay chuyển sang công ty khác.
Năm 2020, Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) đã phối hợp cùng với bộ Công thương bắt đầu triển khai chương trình đào tạo trong vòng 4 năm (tổng cộng 8 khóa học) hướng tới việc đào tạo 200 kỹ sự thiết kế/chế tạo khuôn mẫu. Một khóa học kéo dài 14 tuần (6 tuần học kiến thức cơ bản, 4 tuần đào tạo tại Việt Nam, 4 tuần còn lại đào tạo tại Hàn Quốc), chương trình tập trung vào đào tạo về khuôn tạo hình nhựa, khuôn dập. Thông qua chương trình này, kỳ vọng sẽ đưa ngành khuôn mẫu của Việt Nam tiến lên 1 bước. Song, chương trình mới thực hiện chưa được 1 năm nên chúng ta vẫn phải chờ cho đến khi có kết quả.

Để đọc toàn bộ bài viết về Ngành Dập Việt Nam (được viết bằng tiếng Nhật) trên ấn phẩm EMIDAS: https://issuu.com/ncnetworkvn/docs/emidas17_low

Đối tác