Banner Module

NGÀNH DẬP VIỆT NAM - DOANH NGHIỆP ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CÙNG TỒN TẠI

14:17 - 06/05/2022

 

Theo Tổng Cục Thống kê, mức tăng trưởng GDP của năm 2020 đạt 2.91% so với cùng kỳ năm trước đó. Trong khi các nước trên thế giới rơi vào tình trạng mức tăng trưởng âm do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid, Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng dương. Tất cả các lĩnh vực như xây dựng, hàng tiêu dùng hàng ngày, sản phẩm công nghiệp phát triển chậm rãi nhưng ổn định. Từ cuối năm 2020, thị trường chứng khoán trong nước có sự phát triển tăng vọt, ngày càng có nhiều người thu về lợi nhuận từ việc mua bán cổ phiếu. 

Ngoài ra, sự lây lan của dịch bệnh Covid dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp quốc tế buộc phải dịch chuyển một phần chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang các nước Châu Á khác. Trong đó, Việt Nam là nước đầu tiên đã có những giải pháp vượt qua giai đoạn khó khăn do dịch Covid nên đã được cộng đồng quốc tế để mắt tới và xem xét như một điểm đến dịch chuyển tiềm năng. Sau năm 2021, nhờ công cuộc tiên phong phục hồi kinh tế sau đại dịch của Việt Nam, luồng dịch chuyển này sẽ còn diễn ra nhanh chóng hơn nữa.

Thị trường linh kiện dập tại Việt Nam cũng đang phát triển rực rỡ. Từ các sản phẩm như bản lề, vòng bi, vật liệu xây dựng như sản phẩm kim loại lắp đặt trong nhà vệ sinh, bộ bàn ăn hàng ngày, dụng cụ nhà bếp, cho tới những sản phẩm như xe ô tô, xe gắn máy, đồ gia dụng, điện tử - điện khí, linh kiện cơ khí, linh kiện dập không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày cũng như công nghiệp, và được sử dụng bởi các doanh nghiệp từ tất cả các ngành nghề, lĩnh vực.

Hiện nay, tại Việt Nam có cả các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn nước ngoài tham gia vào lĩnh vực gia công dập. Những doanh nghiệp này không hoạt động một cách hỗn loạn hay cạnh tranh trên cùng một thị trường mà họ cùng tồn tại, chia thị phần dựa theo những tiêu chuẩn của từng doanh nghiệp. Nếu yêu cầu về chất lượng sản phẩm không cao, các doanh nghiệp địa phương ở làng nghề truyền thống Làng Rùa, Hà Nội cũng có thể đối ứng. Những linh kiện dập được sản xuất tại đây được dùng trong xây dựng, cơ khí cơ bản, …
 

Về lĩnh vực sản xuất các sản phẩm công nghiệp, các nhà sản xuất nước ngoài như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc đã bắt đầu đầu tư các nhà xưởng ở miền Nam từ giữa những năm 90, song, vào thời điểm đó, việc sản xuất linh kiện dập chủ yếu phục cho việc xuất khẩu ra nước ngoài, đáp ứng nhu cầu tại các nước đầu tư trên. Sau đó, từ nửa cuối những năm 90 đến nửa đầu những năm 2000, nhu cầu trong nước tăng dần, trong có nhu cầu về xe hai bánh hay một số ngành sản xuất đồ gia dụng, xuất khẩu và nhu cầu trong nước tăng trưởng đều. Mặt khác, tại miền Bắc, theo chỉ đạo của chính phủ, các nhà sản xuất xe máy, máy photocopy cùng lúc xuất hiện. Để hỗ trợ cho các nhà sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực này, số lượng lớn nhà sản xuất linh kiện nước ngoài trong ngành công nghiệp hỗ trợ đầu tư vào thị trường, trong đó cũng có nhiều doanh nghiệp dập.

Để đọc toàn bộ bài viết về Ngành Dập Việt Nam (được viết bằng tiếng Nhật) trên ấn phẩm EMIDAS: https://issuu.com/ncnetworkvn/docs/vn_emidas_014
 


 

 

Đối tác